
5 ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ KHOÁNG TRONG NUÔI TÔM
Khoáng được chia làm 2 loại: 7 khoáng đa lượng bao gồm Canxi (Ca), Chloride (Cl), Magie (Mg), Phốt-pho (P), Kali (K) và Lưu huỳnh (S). 16 khoáng vi lượng bao gồm nhôm (Al), Arsen (As), Cô-ban (Co), Chrom (Cr), đồng (Cu), Flo (F), Iod (I), Sắt (Fe), Man-gan (Mn), Molybden (Mo), Se-len (Se), Silic (Si), Ni-ken (Ni), thiếc (Sn), Va-na-di (V), Kẽm (Zn). 6 loại khoáng được xem là thiết yếu đối với tôm là Ca, Cu, Mg, P, K, Se, Zn.
Ý nghĩa sinh lý của khoáng đa lượng đối với tôm thẻ chân trắng
• Ca và P
Ca và P là thành phần chính tạo nên lớp vỏ của tôm. Ca cần thiết cho sự đông máu (blood clotting), các chức năng của cơ, sự truyền dẫn thần kinh, điều hòa áp suất thẩm thấu và là đồng nhân tố tác động trong hệ enzyme. P là thành phần trong các phosphate hữu cơ như là các nucleotide phospholipid, coenzyme, ADN và ARN.
• Na, Cl và K
Na+, Cl- và K+ tham gia vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu, hoạt động enzyme Na+/K+ ATPase trong tế bào. Na+ có chức năng trong dẫn truyền xung động thần kinh cơ. K+ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tôm. Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm, thậm chí chết khi thiếu K+.
• Mg
Mg rất quan trọng trong sự cân bằng bên trong và ngoài tế bào của tôm. Mg tham gia vào quá trình hô hấp tế bào và những phản ứng truyền dẫn phosphate. Mg là nhân tố kích hoạt cho tất cả các phản ứng trong quá trình trao đổi chất lipid, carbohydrate và protein.
Khoáng chất tham gia trực tiếp vào các quá trình sinh tổng hợp diễn ra bên trong cơ thể vật nuôi. Khoáng chất có nhiều chức năng sinh lý để duy trì sự cân bằng acid-base và điều hòa áp suất thẩm thấu.
Nhìn chung, hàm lượng khoáng chất trong ao nuôi phải tương đương với nước biển pha loãng cùng độ mặn. Tuy nhiên, đặc tính nước ao của các ao gần nhau là không giống nhau.
Tỉ lệ ion tương đối khác nhau giữa nước biển và các nguồn nước khác. Tỷ lệ Na (Sodium) đến K (Potassium) và Mg (Magnesium) đến Ca (Calcium) trong nước ao quan trọng hơn độ mặn của nước.
Tỷ lệ không phù hợp của các khoáng chất này trong nước dẫn đến căng thẳng về thẩm thấu, ảnh hưởng đến sự phát triển và sống sót của tôm.
Ion
Tỉ lệ phù hợp
Na: K 28 : 1
Mg: Ca 3,4 : 1
Ca: K 1 : 1
Các tỉ lệ Na: K và Mg: Ca tốt nhất là 28: 1 và 3,4: 1. Cần lưu ý rằng Ca cao cũng rất cần thiết cho tôm nuôi, tỷ lệ Ca: K, khoảng 1: 1 trong nước biển, cũng khá quan trọng trong nuôi tôm
Cách cải thiện khoáng trong nước hiệu quả hơn so với bổ sung vào chế độ ăn mặc dù chi phí cho việc tăng cường ion tương đối cao khi diện tích nuôi lớn. Hạn chế của việc bổ sung khoáng bằng đường ăn là các khoáng chất hòa tan sẽ bị hấp thụ vào nước.
Trong điều kiện acid ở niêm mạc dạ dày, các hợp chất bền này phân ly tạo thành muối và được hấp thu dễ dàng tại ruột. Mức độ hữu dụng sinh học của khoáng phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu làm thức ăn. Hiệu quả hấp thụ P từ bột cá của tôm thẻ chân trắng lên đến 46,5%, nhưng thực tế một số bột cá tương đối giàu khoáng nhưng khoáng hữu dụng lại rất thấp. pH trong dạ dày tôm thường nằm trong khoảng 7,0-8,0, vì vậy khả năng hấp thụ CaHPO4 và Ca3(PO4)2 trong thức ăn của tôm là rất kém.
Nồng độ ion khoáng trong ao có độ mặn thấp phải được tăng lên để tương ứng với nồng độ của chúng trong nước biển pha loãng cùng độ mặn. Để có được lượng khoáng chất mong muốn ở các độ mặn khác nhau, độ mặn nước (theo ppt) được nhân với các yếu tố cho từng khoáng chất
Nguồn: TS. Huỳnh Trường Giang – Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ