
CƠ CHẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HOẠT LỰC CỦA CLORINE
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
Hypochlorite canxi [Ca(OCl)2] và hypochlorite natri (NaOCl) là những dạng Clorine phổ biến trên thị trường, chúng hoà tan trong nước cũng tạo ra OCl-
Sự hiện diện của các dạng chlorine phụ thuộc vào pH
• HOCl là dạng phổ biến nhất khi pH nằm trong khoảng 1 – 7.5
• OCl- cao hơn HOCl khi pH trên 7.5
HOCl có hiệu quả khử trùng mạnh hơn OCl- khoảng 100 lần do HOCl có kích thước phân tử nhỏ và trung hòa điện tích nên dễ dàng khuếch tán vào tế bào hơn so với OCl-.
Do đó, chlorine có hiệu quả khử trùng cao khi pH nhỏ hơn 7.5. Khi pH cao thì hiệu quả diệt khuẩn sẽ giảm, khi đó phải tăng liều sử dụng, do đó không nên bón vôi trước khi sử dụng Clorine
NGUỒN: PGS. TS. Trương Quốc Phú, Trưởng Khoa Thủy sản, ĐH Cần Thơ
LƯU Ý LIỀU SỬ DỤNG
Khi Clorine hòa tan vào nước sẽ kết hợp với các chất hữu cơ trong nước trước (do đó nước càng nhiều chất hữu cơ, phù sa khi sử dụng clorine sẽ có màu đỏ đục) sau đó lượng ion tự do còn lại mới có tác dụng diệt khuẩn
Do đó khi nước càng nhiều chất hữu cơ càng phải tăng liều lượng để tăng hiệu quả diệt khuẩn.
Vì vậy, ở một nguồn nước trong, ít chất lơ lửng thì Clorine 20ppm sẽ có hiệu quả diệt khuẩn tốt hơn nguồn nước nhiều chất hữu cơ lơ lửng, phù sa.
Tùy vào chất lượng Clorine mà tỉ lệ Clorine có trong sản phẩm sẽ khác nhau (70%, 90%)
Ví dụ: nếu muốn sử dụng Clorine liều là 20ppm (20kg/1000m3). Thì lượng Clorine thành phẩm phải sử dụng thực tế là:
– Clorine 70%: 20/0.7 = 28.5kg
– Clorine 90%: 20/0.9 = 22.2 kg
Nguồn: Kiến Thức Tôm Thẻ Chân Trắng – Litopenaeus vannamei