[ BỆNH ] EHP (CHẬM LỚN) THỰC CHẤT LÀ BỆNH GÌ?

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei)

Hầu hết khi tôm nuôi nhiễm vi bào tử trùng (EHP) thường không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng. Đối với tôm giống thả nuôi trong tháng đầu tiên, tôm vẫn phát triển bình thường và thường sau khi tôm đạt đến trọng lượng từ 3-4g thì tôm có dấu hiệu chậm lớn và có thể dừng lớn hẳn.

Ngoài ra, nhiều phần trên cơ thể tôm chuyển sang màu trắng đục. Tôm nhiễm vi bào tử trùng (EHP) thường có hiện tượng mềm vỏ, giảm ăn, chết rải rác và rỗng ruột. Kích thước thường không đồng đều ở tôm nuôi trong những ao nhiễm bệnh.

Gan tụy trên tôm bắt đầu nhiễm bệnh bào tử của vi trùng sẽ làm thủng màng plasma của tế bào gan tụy, sau đó bào tử đưa trực tiếp tế bào chất vi trùng vào trong tế bào gan tụy của tôm. Chúng trưởng thành và làm ổ. Khiến các tế bào biểu mô của gan tụy tôm sưng lên và cuối cùng vỡ ra để giải phóng các bào tử trưởng thành. Từ đó tạo điều kiện cho sự nhiễm trùng ở các tế bào khác hoặc giải phóng bào tử trưởng thành vào môi trường thông qua phân, do đó làm lây nhiễm cho các loài tôm nuôi.

Do EHP sống ký sinh trong lòng ống của các tế bào biểu mô gan tụy của tôm nên ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và lưu giữ chất dinh dưỡng thông thường của gan và tụy. Mặc dù chưa chắc khiến tôm chết nhưng EHP thường được ghi nhận là nguyên nhân chính khiến tôm chậm lớn

Bào tử của EHP được bao bọc bởi một thành bào tử gồm hai lớp dày đặc: Lớp exospore bên ngoài dày 10nm và elec- tron-lucent bên trong dày 2nm (nội bào tử). Lớp thành này có nhiệm vụ bảo vệ bào tử khỏi các điều kiện khắc nghiệt và các tác động bên ngoài từ môi trường. Vì vậy, mầm bệnh khó có thể được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi ao nuôi.

Trong ao nuôi, EHP truyền nhiễm khi tôm ăn phải phân có chứa bào tử được giải phóng từ tôm bị nhiễm bệnh trong môi trường sống hoặc do tình trạng ăn nhau trên tôm đã bị nhiễm bệnh trước đó.

Tôm bố mẹ bị nhiễm EHP có thể truyền cho tôm non trong trại giống thông qua việc thải phân có chứa bào tử trong bể sinh sản.

Trong một số trường hợp, khi tôm nuôi bị nhiễm EHP sẽ không gây chết nhưng đồng thời cũng làm tôm giảm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng ở gan tụy, dẫn đến tiêu hóa kém và có thể gây nên phân trắng.

Mặt khác, khi tôm bị nhiễm trùng EHP nghiêm trọng thường đi kèm với sự tăng sinh của vi khuẩn dẫn đến sự xâm nhập của các mầm bệnh cơ hội khác và sự hiện diện của vi khuẩn có thể gây nên WFS (Hội chứng phân trắng) ở tôm bị nhiễm bệnh nặng.

NGUỒN THAM KHẢO: TEPBAC.COM